Một số bạn mới bắt đầu dùng Android thường gặp khó khăn khi tìm hiểu up rom cho su660 do chưa nắm được một số kiến thức - thuật ngữ - phần mềm cơ bản thường sử dụng. Xin mời các bạn cùng mình đi tìm hiểu những khái niệm cơ bản đó để có thể up thành thạo hơn cũng như hiểu rõ thêm về Android.
Tất nhiên, kiến thức về Android thì rất nhiều, nên mình không có tham vọng và cũng không đủ khả năng để trình bày hết trong phạm vi bài viết này. Ở đây, mình chỉ đề cập một số khái niệm có liên quan đến việc up rom, và cố gắng diễn giải các ý nghĩa theo hướng đơn giản, "bình dân" nhất cho dễ hiểu, nên có thể sẽ có chỗ không sát với nghĩa gốc, nhưng chắc mọi người cũng đồng ý rằng điều quan trọng là ta hiểu được mình đang làm gì.
- Smartflash: phần mềm dùng để up rom stock cho điện thoại LG.
- Stock rom: là rom gốc của nhà sản xuất cài sẵn trên điện thoại khi bán ra. Đối với điện thoại LG thì rom stock thường được nhà sản xuất đóng gói thành một file kdz. Chúng ta có thể lấy file này về để up luôn cho điện thoại, hoặc làm theo cách thường dùng là convert kdz thành 2 file (bin và fls) sau đó dùng smartflash để up.
- Baseband: Theo nghĩa đen, baseband là một khoảng tần số nhất định của tín hiệu. Với điện thoại Android thì baseband có thể hiểu là một thành phần của hệ thống điều khiển việc kết nối với mạng điện thoại, tức là quyết định khả năng nghe gọi. Baseband có thể thay đổi bằng cách flash file fls nói trên. Với su660 thì ta thường dùng baseband của p990 để sửa lỗi nghe gọi và giúp điện thoại hoạt động ổn định hơn.
- Ril: Radio Interface Layer - Bản thân của từ này nói lên ý nghĩa của nó, là một lớp giao tiếp giữa các thành phần cứng điều khiển tín hiệu và phần mềm gọi điện của máy. Nói cách khác nó là một chương trình để hệ điều hành có thể dùng các phần cứng phục vụ cho việc gọi điện. Ril thì có liên quan đến baseband, khi bạn thay đổi baseband thì bạn có thể phải tìm một ril khác để phù hợp với baseband mới này.
Thực ra thì đối với khái niệm baseband và ril thì cũng còn một số quan điểm giải thích ý nghĩa hơi khác nhau mà mình tìm được trên mạng. Và đa số là khó hiểu! Những khái niệm này mang tính chất chuyên nghành cao và cần phải có kiến thức chuyên môn về cả phần cứng và phần mềm thì mới hiểu rõ được. Với ý kiến chủ quan của một người dùng, mình cho rằng có thể hiểu rằng, điện thoại là một thiết bị thu phát sóng, Ril có thể xem như một driver điều khiển thiết bị thu phát (một con chip chẳng hạn) và baseband thì quyết định tần số thu phát này. Và lỗi nghe gọi điện thường xảy ra trên su660 khi chưa thay baseband chính là do tần số thu phát sóng của điện thoại không phù hợp với tần số thu phát của nhà mạng, điều này cũng giải thích tại sao lỗi hay xảy ra với mạng Vịt teo mà không bị với các mạng khác, có lẽ do Vịt teo dùng tần số khác chăng?!
- Bootloader: Theo nghĩa đen, bootloader là một đoạn mã (code) được thực thi trước khi hệ điều hành được nạp vào hệ thống. Bootloader thì không chỉ có trên Android mà hầu như tất cả các thiết bị điện tử có hệ điều hành đều tồn tại bootloader: máy vi tính, máy tính bảng... etc. Hiểu một cách đơn giản thì đây là tập hợp các thông tin phục vụ cho việc nạp hệ điều hành và boot máy. Bootloader bị hỏng thì đồng nghĩa với việc máy không thể boot được hay nói cách khác là máy bị soft brick. Đối với điện thoại, vì Andorid là một hệ điều hành mã nguồn mở hoạt động trên rất nhiều cấu hình phần cứng khác nhau nên với mỗi loại điện thoại của từng hãng sản xuất sẽ có bootder khác nhau, và đồng thời với mỗi phiên bản hệ điều hành của mỗi loại máy lại đi với phiên bản bootloader khác nhau. Tất nhiên là su660 cũng không phải là ngoại lệ. Và trên su660 hiện có 2 loại bootloader mà cộng đồng thường gọi là old bootloader và new bootloader tương ứng với hai bản rom gốc GingerBread 2.3.4 và ICS 4.0.4.
- Unlock bootloader: Các điện thoại khi xuất xưởng thì nhà sản xuất thường cài bootloader và hệ điều hành (stock rom) riêng của họ. Và họ sẽ khóa bootloader để đảm bảo người dùng không thể cài đặt hệ điều hành khác (custom rom). Tất nhiên là chúng ta không muốn như vậy rồi, chúng ta mất $ mua điện thoại không phải để dùng theo ý người khác. Và chúng ta sẽ unlock bootloader để có thể cài bản rom nào mà ta thích. Thông thường với nhiều loại điện thoại thì đây là một công việc khá nguy hiểm và không được khuyến khích với những người mới vì có thể dẫn đến brick máy và có thể cần đến thiết bị chuyên dùng để nạp lại bootloader. May mắn là việc unlock bootloader cũng như nạp lại bootloader được thực hiện khá dễ dàng trên su660 chỉ với PC và phần mềm thích hợp. Đối với người dùng bình thường thì bạn chỉ cần biết rằng khi dùng PC để cài Recovery thì máy cũng sẽ được unlock bootloader rồi.
- Nvflash: phần mềm dùng để can thiệp vào fimware các thiết bị dùng chip Terga của invidia. Với su660 thì thường dùng để can thiệp vào bootloader, cài đặt Recovery hoặc up rom. Nvflash thường không chạy riêng rẽ mà được tích hợp thêm các script để tạo thành các gói cài đặt như gói cài CWM Recovery mà ta thường dùng.
- Recovery: phần mềm cài lên điện thoại. Có thể xem như một "mini OS" - hệ điều hành nhỏ để thực hiện các công việc cài đặt rom, sao lưu hoặc khôi phục hệ thống và một số tiện ích khác nữa. Có thể so sánh với việc dùng MS DOS để cài Windows hoặc làm Ghost... trên PC. Muốn cài custom rom thì trước hết ta phải cài recovery, boot máy vào recovery rồi thực hiện cài đặt. Hiện có một số loại Recovery khác nhau, khi up rom cho su660 thì ta thường dùng CWM Recovery hoặc TWRP.
- Internal SD, external SD: thẻ nhớ trong và thẻ nhớ ngoài. Thẻ nhớ trong của su660 là 16G.
- Custom rom (rom cook): rom do cộng đồng phát triển. Rom custom thường được xây dựng trên các bộ mã nguồn do Google phát hành và thường được đóng gói vào một file zip. Có hai loại rom custom phổ biến nhất hiện nay là rom CM và rom MIUI.
- Kernel: trình điều khiển dùng để kết nối giữa các thành phần phần cứng của máy với hệ thống. Kernel có thể được tích hợp vào rom hoặc đóng gói riêng thành một file zip. Khi ta up rom custom của p990 cho su660 thì do khác biệt về phần cứng (bộ nhớ, nút bấm cứng...) nên ta không thể dùng kernel tích hợp sẵn mà phải up thêm kernel viết cho su660 để các thành phần này hoạt động bình thường.
- Wipe data: trong hệ thống có thư mục data là nơi chứa app và các dữ liệu do người dùng cài đặt, thao tác này sẽ xóa hết các app và dữ liệu này.
- Wipe cache: một số app khi chạy sẽ tạo ra các cache - bộ nhớ đệm để phục vụ cho tiến trình của mình, ví dụ như khi bạn download trên Google Play thì app sẽ lưu dữ liệu down load về vào cache, sau khi quá trình download hoàn thành thì mới tiến hành cài đặt, hoặc các trình duyệt, phần mềm xem ảnh... cũng có cache riêng của mình. Wipe cache chính là xóa sạch các phần dữ liệu này.
- Wipe dalvik cache: dalvik cache cũng là một loại cache được sử dụng để tối ưu hóa các ứng dụng, giúp cho việc chạy ứng dụng nhanh hơn.
- Factory reset: đồng nghĩa với việc wipe data + wipe cache.
- Wipe system (format system): thư mục system là nơi lưu các app và dữ liệu của bản rom mà bạn cài đặt, thực hiện thao tác này đồng nghĩa với việc bạn xóa hệ điều hành (rom) của máy.
Các thao tác wipe này thường được thực hiện bằng Recovery để làm sạch hệ thống tránh việc bị lỗi khi up rom custom.
- Bootloop: lỗi khi máy không khởi động được, liên tục chạy đi chạy lại một quá trình nào đó mà không thể kết thúc để vào hệ điều hành, như liên tục tắt mở logo LG chẳng hạn.
Trong quá trình up rom có thể bạn đã thực hiện một số thao tác mà chưa hiểu rõ bản chất của nó, hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn giải quyết được vấn đề đó.
Tham khảo:
xdadeveloper
wikipedia
Tất nhiên, kiến thức về Android thì rất nhiều, nên mình không có tham vọng và cũng không đủ khả năng để trình bày hết trong phạm vi bài viết này. Ở đây, mình chỉ đề cập một số khái niệm có liên quan đến việc up rom, và cố gắng diễn giải các ý nghĩa theo hướng đơn giản, "bình dân" nhất cho dễ hiểu, nên có thể sẽ có chỗ không sát với nghĩa gốc, nhưng chắc mọi người cũng đồng ý rằng điều quan trọng là ta hiểu được mình đang làm gì.
- Smartflash: phần mềm dùng để up rom stock cho điện thoại LG.
- Stock rom: là rom gốc của nhà sản xuất cài sẵn trên điện thoại khi bán ra. Đối với điện thoại LG thì rom stock thường được nhà sản xuất đóng gói thành một file kdz. Chúng ta có thể lấy file này về để up luôn cho điện thoại, hoặc làm theo cách thường dùng là convert kdz thành 2 file (bin và fls) sau đó dùng smartflash để up.
- Baseband: Theo nghĩa đen, baseband là một khoảng tần số nhất định của tín hiệu. Với điện thoại Android thì baseband có thể hiểu là một thành phần của hệ thống điều khiển việc kết nối với mạng điện thoại, tức là quyết định khả năng nghe gọi. Baseband có thể thay đổi bằng cách flash file fls nói trên. Với su660 thì ta thường dùng baseband của p990 để sửa lỗi nghe gọi và giúp điện thoại hoạt động ổn định hơn.
- Ril: Radio Interface Layer - Bản thân của từ này nói lên ý nghĩa của nó, là một lớp giao tiếp giữa các thành phần cứng điều khiển tín hiệu và phần mềm gọi điện của máy. Nói cách khác nó là một chương trình để hệ điều hành có thể dùng các phần cứng phục vụ cho việc gọi điện. Ril thì có liên quan đến baseband, khi bạn thay đổi baseband thì bạn có thể phải tìm một ril khác để phù hợp với baseband mới này.
Thực ra thì đối với khái niệm baseband và ril thì cũng còn một số quan điểm giải thích ý nghĩa hơi khác nhau mà mình tìm được trên mạng. Và đa số là khó hiểu! Những khái niệm này mang tính chất chuyên nghành cao và cần phải có kiến thức chuyên môn về cả phần cứng và phần mềm thì mới hiểu rõ được. Với ý kiến chủ quan của một người dùng, mình cho rằng có thể hiểu rằng, điện thoại là một thiết bị thu phát sóng, Ril có thể xem như một driver điều khiển thiết bị thu phát (một con chip chẳng hạn) và baseband thì quyết định tần số thu phát này. Và lỗi nghe gọi điện thường xảy ra trên su660 khi chưa thay baseband chính là do tần số thu phát sóng của điện thoại không phù hợp với tần số thu phát của nhà mạng, điều này cũng giải thích tại sao lỗi hay xảy ra với mạng Vịt teo mà không bị với các mạng khác, có lẽ do Vịt teo dùng tần số khác chăng?!
- Bootloader: Theo nghĩa đen, bootloader là một đoạn mã (code) được thực thi trước khi hệ điều hành được nạp vào hệ thống. Bootloader thì không chỉ có trên Android mà hầu như tất cả các thiết bị điện tử có hệ điều hành đều tồn tại bootloader: máy vi tính, máy tính bảng... etc. Hiểu một cách đơn giản thì đây là tập hợp các thông tin phục vụ cho việc nạp hệ điều hành và boot máy. Bootloader bị hỏng thì đồng nghĩa với việc máy không thể boot được hay nói cách khác là máy bị soft brick. Đối với điện thoại, vì Andorid là một hệ điều hành mã nguồn mở hoạt động trên rất nhiều cấu hình phần cứng khác nhau nên với mỗi loại điện thoại của từng hãng sản xuất sẽ có bootder khác nhau, và đồng thời với mỗi phiên bản hệ điều hành của mỗi loại máy lại đi với phiên bản bootloader khác nhau. Tất nhiên là su660 cũng không phải là ngoại lệ. Và trên su660 hiện có 2 loại bootloader mà cộng đồng thường gọi là old bootloader và new bootloader tương ứng với hai bản rom gốc GingerBread 2.3.4 và ICS 4.0.4.
- Unlock bootloader: Các điện thoại khi xuất xưởng thì nhà sản xuất thường cài bootloader và hệ điều hành (stock rom) riêng của họ. Và họ sẽ khóa bootloader để đảm bảo người dùng không thể cài đặt hệ điều hành khác (custom rom). Tất nhiên là chúng ta không muốn như vậy rồi, chúng ta mất $ mua điện thoại không phải để dùng theo ý người khác. Và chúng ta sẽ unlock bootloader để có thể cài bản rom nào mà ta thích. Thông thường với nhiều loại điện thoại thì đây là một công việc khá nguy hiểm và không được khuyến khích với những người mới vì có thể dẫn đến brick máy và có thể cần đến thiết bị chuyên dùng để nạp lại bootloader. May mắn là việc unlock bootloader cũng như nạp lại bootloader được thực hiện khá dễ dàng trên su660 chỉ với PC và phần mềm thích hợp. Đối với người dùng bình thường thì bạn chỉ cần biết rằng khi dùng PC để cài Recovery thì máy cũng sẽ được unlock bootloader rồi.
- Nvflash: phần mềm dùng để can thiệp vào fimware các thiết bị dùng chip Terga của invidia. Với su660 thì thường dùng để can thiệp vào bootloader, cài đặt Recovery hoặc up rom. Nvflash thường không chạy riêng rẽ mà được tích hợp thêm các script để tạo thành các gói cài đặt như gói cài CWM Recovery mà ta thường dùng.
- Recovery: phần mềm cài lên điện thoại. Có thể xem như một "mini OS" - hệ điều hành nhỏ để thực hiện các công việc cài đặt rom, sao lưu hoặc khôi phục hệ thống và một số tiện ích khác nữa. Có thể so sánh với việc dùng MS DOS để cài Windows hoặc làm Ghost... trên PC. Muốn cài custom rom thì trước hết ta phải cài recovery, boot máy vào recovery rồi thực hiện cài đặt. Hiện có một số loại Recovery khác nhau, khi up rom cho su660 thì ta thường dùng CWM Recovery hoặc TWRP.
- Internal SD, external SD: thẻ nhớ trong và thẻ nhớ ngoài. Thẻ nhớ trong của su660 là 16G.
- Custom rom (rom cook): rom do cộng đồng phát triển. Rom custom thường được xây dựng trên các bộ mã nguồn do Google phát hành và thường được đóng gói vào một file zip. Có hai loại rom custom phổ biến nhất hiện nay là rom CM và rom MIUI.
- Kernel: trình điều khiển dùng để kết nối giữa các thành phần phần cứng của máy với hệ thống. Kernel có thể được tích hợp vào rom hoặc đóng gói riêng thành một file zip. Khi ta up rom custom của p990 cho su660 thì do khác biệt về phần cứng (bộ nhớ, nút bấm cứng...) nên ta không thể dùng kernel tích hợp sẵn mà phải up thêm kernel viết cho su660 để các thành phần này hoạt động bình thường.
- Wipe data: trong hệ thống có thư mục data là nơi chứa app và các dữ liệu do người dùng cài đặt, thao tác này sẽ xóa hết các app và dữ liệu này.
- Wipe cache: một số app khi chạy sẽ tạo ra các cache - bộ nhớ đệm để phục vụ cho tiến trình của mình, ví dụ như khi bạn download trên Google Play thì app sẽ lưu dữ liệu down load về vào cache, sau khi quá trình download hoàn thành thì mới tiến hành cài đặt, hoặc các trình duyệt, phần mềm xem ảnh... cũng có cache riêng của mình. Wipe cache chính là xóa sạch các phần dữ liệu này.
- Wipe dalvik cache: dalvik cache cũng là một loại cache được sử dụng để tối ưu hóa các ứng dụng, giúp cho việc chạy ứng dụng nhanh hơn.
- Factory reset: đồng nghĩa với việc wipe data + wipe cache.
- Wipe system (format system): thư mục system là nơi lưu các app và dữ liệu của bản rom mà bạn cài đặt, thực hiện thao tác này đồng nghĩa với việc bạn xóa hệ điều hành (rom) của máy.
Các thao tác wipe này thường được thực hiện bằng Recovery để làm sạch hệ thống tránh việc bị lỗi khi up rom custom.
- Bootloop: lỗi khi máy không khởi động được, liên tục chạy đi chạy lại một quá trình nào đó mà không thể kết thúc để vào hệ điều hành, như liên tục tắt mở logo LG chẳng hạn.
Trong quá trình up rom có thể bạn đã thực hiện một số thao tác mà chưa hiểu rõ bản chất của nó, hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn giải quyết được vấn đề đó.
Tham khảo:
xdadeveloper
wikipedia
Thank you, ladies and gentlemen!
aries.1482